Tiềm năng tín chỉ carbon rừng tại khu rừng phòng hộ dầu tiếng

Thứ năm - 20/03/2025 16:19 68 0
Hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong quản lý và phát triển rừng bền vững

Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là những lợi ích mà rừng mang lại cho con người và môi trường, góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế bền vững. Kể từ khi xây dựng chính sách chi trả DVMTR, ngành lâm nghiệp nước ta đã và đang phát triển từng ngày nhờ những lợi ích to lớn mà nó mang lại.

Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng hiện đang quản lý 30.164,4 ha rừng và đất rừng. Qua chính sách chi trả DVMTR, chỉ riêng năm 2024 Ban quản lý đã nhận khoảng 5,8 tỷ đồng và tiến hành chi trả DVMTR cho người dân, người nhận khoán bảo vệ rừng; điều này mang lại hiệu quả tích cực cho công tác bảo vệ rừng, đồng thời tăng thêm nguồn sinh kế cho người dân, tạo mối liên kết giữa đơn vị quản lý và hộ nhận khoán trong công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Tiềm năng phát triển tín chỉ carbon

Quá trình hấp thụ và phát thải carbon của rừng

Tuy vậy, giá trị kinh tế của dịch vụ môi trường rừng có thể nâng cao hơn nữa nếu ta tận dụng khả năng hấp thụ và lưu trữ carbon của rừng, hay còn gọi là thị trường tín chỉ carbon. Với tổng diện tích 30.164,4 ha rừng và đất rừng, Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng có tiềm năng lớn trong việc phát triển tín chỉ carbon, góp phần vào thị trường carbon và bảo vệ môi trường. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 17.182 ha đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO₂, với mức trung bình từ 4 - 8 tấn CO₂/ha/năm, có thể tạo ra khoảng 68.728 - 137.456 tín chỉ/năm. Ngoài ra, diện tích rừng trồng là 9.592,6 ha, bao gồm rừng trồng bằng vốn nhà nước và rừng trồng cây cao su, cũng có khả năng hấp thụ từ 8 - 12 tấn CO₂/ha/năm, ước tính mang lại 76.741 - 115.112 tín chỉ/năm. Như vậy, tổng tiềm năng tín chỉ carbon của toàn bộ khu rừng có thể đạt từ 145.469 - 252.568 tín chỉ/năm, tất nhiên con số này đã trừ đi lượng phát thải tự nhiên của rừng. Nếu đơn giá trung bình là 7,5 USD/tín chỉ, dễ dàng tính được tổng doanh thu từ tín chỉ carbon có thể đạt được từ 1,09 triệu USD/năm đến 1,89 triệu USD/năm (tương đương 26,7 tỷ đồng/năm đến 49,3 tỷ đồng/năm), con số này lớn hơn rất nhiều so với các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng khác. Đây là cơ hội và cũng là thách thức của ngành lâm nghiệp nói chung và Ban Quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng nói riêng, nếu tận dụng tốt có thể tạo nguồn thu bền vững và thúc đẩy bảo vệ, phát triển rừng bền vững

Cách hoạt động của thị trường tín chỉ carbon

 

Cơ hội lớn gắn liền với thách thức lớn

Chúng ta phải xác nhận rõ ràng rằng tín chỉ carbon rừng được xác định dựa trên kết quả giảm phát thải, nghĩa là chúng ta phải tác động, can thiệp để tăng khả năng lưu trữ và hấp thụ carbon rừng hay nói cụ thể hơn đó là thực hiện dự án carbon rừng. Các hoạt động của dự án carbon rừng có thể kể đến là giảm mất rừng và suy thoái rừng, trồng rừng hoặc tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững. Xét đến các yếu tố đó, có thể xác định được những lợi thế và thách thức cụ thể của Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng trong việc tiếp cận tín chỉ carbon rừng:

Lợi thế

Mô tả chi tiết

Quỹ đất lớn và diện tích rừng phong phú.

 

Ban Quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng quản lý khoảng 30.164,4 ha rừng và đất rừng, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, tạo tiềm năng lớn cho việc hấp thụ và lưu trữ carbon.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) hiệu quả.

Ban quản lý đã nhận khoảng 5,8 tỷ đồng từ DVMTR trong năm 2024, thể hiện sự hiệu quả của cơ chế chi trả này trong việc tạo động lực cho người dân tham gia bảo vệ rừng.

Kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc rừng.

Trong giai đoạn 2023-2025, Ban quản lý được giao nhiệm vụ trồng mới 1.000 ha rừng và chăm sóc hơn 2.000 ha rừng trồng, cho thấy năng lực và kinh nghiệm trong quản lý và phát triển rừng.

Kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu và cháy rừng.

Ban quản lý đã chủ động thực hiện các biện pháp như xử lý thực bì, đốt các trảng cỏ lớn trong rừng để tạo đường băng trắng, hạn chế cháy lây lan vào rừng.

Khí hậu khu vực ổn định

Tây Ninh là tỉnh ít chịu thiệt hại lớn từ các thiên tai như bão hay lũ lụt, ngoài ra với vị trí nằm giáp các nhánh sông lớn và giáp lòng hộ Dầu Tiếng nên nguồn nước để ứng phó với thời tiết hanh khô được đảm bảo.

Tác giả: Lam nghiep -krdt, BQL Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục
Công khai minh bạch
Góp ý dự thảo
https://dichvucong.gov.vn/p/phananhkiennghi/pakn-gui-pakn.html
Chính sách nông nghiệp
https://mail.tayninh.gov.vn/
https://vbpl.tayninh.gov.vn/
Cong khai linh vuc NN
Chung tay cải cách thủ tục hành chính
https://hoidap.tayninh.gov.vn/
Đoàn thanh niên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay5,068
  • Tháng hiện tại5,068
  • Tổng lượt truy cập6,370,290
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây