Phòng Quản lý đất đai là phòng chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường; tham mưu Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, đo đạc bản đồ, viễn thám trên địa bàn tỉnh. |
|
II. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Lĩnh vực đất đai a) Chủ trì, tham mưu xây dựng nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh; kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; b) Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổng hợp, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; c) Dự thảo các quy định liên quan đến chức năng tham mưu của phòng theo quy định của Luật Đất đai năm 2024; d) Tổ chức thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; hồ sơ chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đ) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai; lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính; e) Tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc trưng dụng đất theo quy định; g) Chủ trì việc tổ chức xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; lập bản đồ giá đất; h) Chủ trì việc tổ chức xác định giá đất cụ thể làm căn cứ để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật; k) Theo dõi, đánh giá, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; l) Góp ý các quy hoạch đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định; m) Tham mưu thực hiện thu hút đầu tư lĩnh vực nông nghiệp và môi trường; tham mưu thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác đặc biệt tỉnh về lĩnh vực nông nghiệp và môi trường; n) Theo dõi, tham mưu các nội dung về sắp xếp, đổi mới các công ty nông lâm nghiệp. 2. Lĩnh vực đo đạc bản đồ a) Thẩm định nội dung đo đạc và bản đồ trong các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước do các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện; b) Thẩm định hồ sơ và đề nghị Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cấp, cấp bổ sung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật; c) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh; xây dựng báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm, gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp, báo cáo Chính phủ; d) Thẩm định các sản phẩm đo đạc đối với đất tổ chức. 3. Lĩnh vực viễn thám a) Thẩm định, quản lý chất lượng sản phẩm viễn thám theo quy định của pháp luật; b) Thực hiện các hoạt động bảo đảm hành lang an toàn kỹ thuật và bảo vệ các công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám trên địa bàn theo quy định pháp luật. 4. Thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, viễn thám trên địa bàn tỉnh theo quy định, theo yêu cầu đột xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. 5. Áp dụng, duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao. III. Cơ cấu tổ chức 1. Phòng Quản lý đất đai gồm có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và chuyên viên. 2. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng và về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. 3. Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng thực hiện một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng./. (Theo Quyết định số 1358/QĐ-SNNMT ngày 03/4/2025) |
Ý kiến bạn đọc