I. Tình hình sản xuất, sâu bệnh gây hại lúa Hè Thu 2022 trên địa bàn tỉnh
1. Tình hình sản xuất
Tính đến ngày 17/6/2022, đã xuống giống được 46.640 ha lúa Hè Thu 2022, vượt 2,5% (1.140 ha) so với Kế hoạch (45.500 ha), tại các huyện/thị xã/thành phố như Châu Thành (13.044 ha), Trảng Bàng (12.012 ha), Bến Cầu (10.517 ha), Gò Dầu (6.678 ha), DMC (1.830 ha); Hòa Thành (800 ha), Tân Biên (1.188 ha), thành phố Tây Ninh (490 ha) và Tân Châu (81 ha). Trong đó, diện tích lúa theo các giai đoạn sinh trưởng cụ thể như sau:
2. Tình hình phát sinh sâu bệnh hại
2.1. Giới thiệu về Rầy phấn trắng.
Rầy phấn trắng có tên khoa học là Aleurocybotus indicus và Tên tiếng Anh: White fly.
Rầy phấn trắng có vòng đời khoảng 20 ngày TB 19.43 (±1.3) ngày, dao động từ 17 – 24 ngày.
Phát triển qua 4 giai đoạn: Thành trùng, trứng, ấu trùng và nhộng giả.
- Thành trùng: Thành trùng trông giống một loài bướm nhỏ, có hai cặp cánh màu trắng, cặp cánh trước dài, cặp sau ngắn hơn, khi đậu xếp giống hình dáng của một mái nhà, mạch cánh đơn giản, ít vân cánh.
Khi mới vũ hóa cánh còn yếu và trong suốt, thân màu vàng tươi, di chuyển chậm chạp và chưa thể bay được. Sau khi cánh khô, trên cánh và thân thấy có lớp phấn trắng, bắt đầu di chuyển nhanh nhẹn và bay được.
Con cái có chiều dài thân khoảng 0.85 – 1.05 mm, và sải cánh 1.98 – 2.48 mm. Con đực nhỏ hơn, chiều dài thân từ 0.78 – 0.95 mm và sải cánh 1.55 – 1.78 mm. - Trứng: Trứng được đẻ rời rạc hoặc từng ổ ở mặt trên và dưới.
Mỗi con cái có thể đẻ 7- 100 trứng. Chúng thường đẻ trứng tập trung ở 2/3 lá về phía chóp lá.
Giai đoạn trứng:
Thời gian ủ trứng 6-8 ngày.
Trứng có hình quả lê hơi thon dài, bề mặt nhẵn bóng, chiều dài trung bình 0.20 mm, chiều rộng trung bình 0.09 mm.
Trứng hình thon, một đầu hơi nhọn, đầu kia hơi tròn và có cuống ngắn gắn chặt trứng vào biểu bì của lá.
Trứng lúc mới đẻ có màu trắng đục, một ngày sau chuyển sang màu nâu nhạt và màu nâu đậm khi sắp trứng nở.
Giai đoạn ấu trùng:
Ấu trùng: có 3 tuổi Tuổi 1: mới nở có 3 đôi chân, hình bầu dục, hai mắt màu đỏ, chưa có lớp phấn. Chúng di chuyển đến gần gân lá hoặc xung quanh trứng để chích hút. Một ngày sau thì ấu trùng nằm bất động, chân còn cử động.
Ngày thứ 2, chân không cử động. Ở ngày thứ 3, phần ống chân thoái hóa chỉ còn lại phần đùi. Chiều dài ấu trùng tuổi 1 là 0.25 – 0.29 mm, chiều rộng 0.09 – 0.16 mm.Thời gian tuổi 1 là 3 – 4 ngày.
Tuổi 2: Sau khi lột xác, cơ thể bám chặt vào mặt lá, không còn thấy dấu vết của các đôi chân. Chiều dài 0.40 – 0.64 mm, chiều rộng 0.20 – 0.31 mm. Cơ thể có lớp phấn mỏng. Thời gian tuổi 2 là 2 – 3 ngày.
Tuổi 3: Giống tuổi 2 về hình dạng và màu sắc, không di chuyển. Chiều dài 0.57 – 1.00 mm, chiều rộng 0.30 – 0.60 mm. Thời gian tuổi 3 là 2 – 3 ngày.
Ở cuối tuổi 3, chúng lột xác và chuyển sang giai đoạn nhộng,
Giai đoạn nhộng:
- Nhộng giả: Sau khi lột xác chuyển sang giai đoạn nhộng, lớp vỏ bên ngoài cơ thể trở nên cứng hơn, tiết ra nhiều chất sáp và dính chặt vào bề mặt của lá. Nhộng có hình bầu dục, cơ thể chuyển sang trắng đục đôi khi có hơi ngã vàng. Chiều dài 0.89 – 1.09 mm, chiều rộng 0.52 – 0.62mm.
Khi vũ hóa, thành trùng chui ra từ phần đầu để lại trên vỏ nhộng vết nứt hình chữ T. Thời gian nhộng giả 2 đến 4 ngày.
- Vòng đời: 17-24 ngày 17 – 24 ngày (TB 19.43 ngày)
2.2. Triệu chứng gây hại của rầy phấn trắng:
Rầy phấn trắng gây hại bằng cách chích hút nhựa cây lúa làm cho lá lúa chuyển sang màu vàng, cây phát triển kém, lá mới mọc ra sẽ bị triệu chứng xoắn lại giống như bị “siết cổ lá”; ở giai đoạn lúa làm đòng, lá cờ bị xoắn làm bông trổ không thoát; nếu trổ được hạt lúa sẽ bị lép toàn bộ.
Triệu chứng “siết cổ lá” lá rất giống bệnh lùn xoắn lá do virus. Tuy nhiên, theo nhận xét và kết quả giám định của TT. BVTV PN và IRRI bằng Elisa đều cho kết quả âm tính.
Triệu chứng gây hại của rầy cánh phấn
Triệu chứng lúa bị gây hại
2.3. Biện pháp phòng trừ:
Do rầy cánh trắng có vòng đời ngắn, lại sinh sản nhiều (mỗi con cái có thể đẻ hàng trăm trứng) và phát triển rất mạnh. Để chủ động hạn chế tác hại của rầy, nếu thấy thời tiết nắng nóng, các bạn phải kiểm tra ruộng lúa thường xuyên (phải lội hẳn xuống ruộng, kiểm tra kỹ mặt dưới của lá, hoặc khua động bụi lúa để rầy bay lên).
Chú ý những ruộng bón thừa đạm, lúa tốt bít bùng, những ruộng đang ở giai đoạn đòng - trỗ… Nếu thấy mật số cao và có chiều hướng gia tăng thì phải sử dụng thuốc diệt trừ rầy kịp thời.
Về thuốc, các bạn có thể phun xịt một trong những loại thuốc như: Fenobucarb (BPMC) (min 96%); Fenobucarb 300g/l + Imidacloprid 50g/l; Fenobucarb 20% + Phenthoate 30%; Fenobucarb 300g/l + Phenthoate 450g/l; Ethiprole (min 94%); Ethiprole 100 g/l + Imidacloprid 100g/l;
Khi xịt, nhớ đưa vòi xịt xuống thấp phía dưới tán lúa để thuốc có thể tiếp xúc được với rầy, rầy dễ chết hơn.
* Để hỗ trợ nông dân trước tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng nêu trên, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt Bảo vệ thực vật tại các huyện, thị xã, thành phố đã và đang triển khai thực hiện các nội dung:
- Bám sát đồng ruộng, theo dõi, cập nhật thường xuyên diễn biến sâu bệnh hại trên đồng;
- Cảnh báo, hướng dẫn nông dân các đối tượng cần lưu ý và biện pháp quản lý bằng nhiều hình thức như: đã tổ chức 30 lớp tập huấn nông dân về nhận diện sâu bệnh hại và các biện pháp quản lý trên cây lúa; hướng dẫn trực tiếp trên đồng ruộng, thông qua các bản tin được phát trên đài phát thanh huyện/thị/thành phố và cụm truyền thanh xã/ấp, bản tin đăng trên trang web của Sở Nông nghiệp và PTNT, …
3. Dự kiến các đối tượng phát sinh gây hại trong thời gian tới của vụ Hè Thu 2022: trước tình hình thời tiết diễn biến nêu trên, bà con nông dân cần lưu ý nhóm bệnh hại gồm:
- Bệnh cháy bìa lá khi thời tiết có dông, lốc xoáy và gió giật mạnh trong cơn mưa;
- Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông đối với diện tích lúa đang giai đoạn phát triển sung yếu từ đẻ nhánh – đòng trỗ;
- Ngoài ra, cần lưu ý các đối tượng như: bọ phấn, rầy nâu, sâu cuốn lá và ốc bươu vàng.
* Đề xuất biện pháp quản lý đề xuất:
- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm, kịp thời các đối tượng gây hại khi còn ở mật số thấp, gây hại cục bộ.
- Áp dụng các biện pháp quản lý đối với một số đối tượng gây hại quan trọng như: rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh cháy bìa lá.
Thông tin chi tiết tại chuyên mục được truy cập theo địa chỉ:
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
Ý kiến bạn đọc